Danh mục Thư viện tài liệu
Tiểu học (cấp 1)
Trung học cơ sở (cấp 2)
Trung học phổ thông (cấp 3)
Luyện Thi Đại Học
Tài liệu doanh nghiệp
Bài viết mới đăng
DOANH NGHIỆP LIÊN TỤC KHAI TỬ - CÁC NHÀ QUẢN LÝ CẦN LÀM GÌ?

Trong vòng 15 năm trở lại đây, đã có rất nhiều doanh nghiệp mới đươc thành lập (riêng năm 2016, số doanh nghiệp thành lập mới đã đạt kỷ lục là 110.000) nhưng tỷ lệ tăng trưởng lại chỉ tăng 5.1%. Bởi bên cạnh đó, cũng có hàng loạt công ty tuyên bố giải thể, phá sản.

Những sai lầm của sếp khiến nhân viên nghỉ việc

Bắt nhân viên làm việc "quá sức" , không quan tâm và khen thưởng kịp thời, hay đặt mục tiêu như thách đố sẽ khiến các lãnh đạo mất dần nhân lực Các lãnh đạo thường có xu hướng đổ lỗi cho mọi thứ khi nhắc đến việc nhân viên bỏ công ty, mà bỏ qua vấn đề then chốt là phần lớn lao động không bỏ việc, họ chỉ rời bỏ lãnh đạo mà thôi. Theo Entrepreneur, điều này có thể dễ dàng tránh được, chỉ cần các lãnh đạo nhìn nhận lại vấn đề và thay đổi phương thức ứng xử với nhân viên. Dưới đây là 9 sai lầm mà các sếp thường mắc phải khiến nhân viên nghỉ việc.

ĐỐI VỚI NHỮNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CÓ CẦN XÂY DỰNG QUY TRÌNH KHÔNG?

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế nước nhà, đóng góp đến 40% GDP cả nước. Tuy nhiên, trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối mặt với áp lực từ các đối thủ nước ngoài do hạn chế về năng lực cạnh tranh.

TÀI LIỆU ĐƯỢC XEM NHIỀU

Mô tả công việc nhân viên an toàn lao động

(*) Khuyến cáo: 123hoc.net chỉ cung cấp tài liệu cho mục đích tham khảo cũng như nâng cao kiến thức bản thân. 123hoc.net không chịu trách nhiệm về bản quyền khi tải xuống các tài liệu. Chúng tôi khuyến nghị Quý vị nên trang bị cho mình bản gốc của tài liệu, vì mục đích nâng cao kiến thức bản thân là không bao giờ phí. Xin cảm ơn!

Mô tả công việc nhân viên an toàn lao động

1. Nhiệm vụ, quyền hạn:
Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về công tác an toàn lao động trong phạm vi Xí Nghiệp.
Thực hiện công tác hướng dẫn ,theo dõi,kiểm tra,đông đốc các đơn vị trong Xí Nghiệp - thực hiện công tác ATLĐ-VSLĐ-VSCN.
Phối hợp với BP Nghiệp Vụ xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác bảo hộ lao động của Xí Nghiệp.
Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuan, quy phạm về an tòan và vệ sinh lao động của nhà nước và các nội quy, quy chế, chỉ thị về bào hộ lao động của Công Ty, đến các cấp và người lao động. Đề xuất tổ chức các họat động tuyên truyền về an tòan, vệ sinh lao động  và theo dõi đôn đốc việc chấp hành.
Phối hợp với Tổ Thiết Bị xây dựng quy trình, biện pháp an tòan, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; quản lý theo dõi việc kiểm định, xin cấp giấy phép sử dụng các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an tòan-vệ sinh lao động.
Phối hợp với BP Nghiệp Vụ tổ chức huấn luyện về bảo hộ lao động cho nghười lao động.
Phối hợp với Phòng Y Tế, tổ chức đo đạc các yếu tố có hại đến môi trường lao động, theo dõi tình hình bệnh tật, tai nạn lao động, đề xuất với Giám Đốc và các biện pháp quản lý chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Kiểm tra việc chấp hành các chế độ thể lệ bảo hộ lao động; tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi Xí Nghiệp và đề xuất biện pháp khắc phục.
Điều tra và thống kê các vụ tai nạn lao động xảy ra trong Xí Nghiệp.
Tổ hợp và đề xuất với Giám Đốc Xí Nghiệp giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra.
Dự thảo trình Giám Đốc Xí Nghiệp Ký các báo cáo về bảo hộ lao động theo quy định hiện hành.
Phải thường xuyên đi sát các ca sản xuất, nhất là những nơi làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dễ gây tai nạn lao động để kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Được tham dự các cuộc họp sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế họach bảo hộ lao động.
Được tham dự các cuộc hợp về xây dung kế họach sản xuất kinh doanh, lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sự dụng nhà xưởng, máy thiết bị mới xây dung, lắp đặt hoặc sau cải tạo, mở rộng để tham gia ý kiến về mặt an tòan vệ sinh, lao động.
Trong khi kiểm tra các bộ phận sản xuất nếu phát hiện thấy các vi phạm hoặc  nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, thì có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ (nếu thấy khẩn cấp) hoặc yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp can thiệp cần thiết đảm bảo an toàn lao động, đồng thời báo cáo người sử dụng lao động.
 
2. Yêu cầu:
Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành an toàn lao động.
Kỹ năng truyền đạt thông tin và phối hợp giải quyết công việc.
Có khả năng độc lập giải quyết công việc được giao.
Có kinh nghiệm trong công tác an toàn lao động trên 3 năm.
Nắm vững các chế độ, chính sách pháp luật về an toàn lao động.

(*) Chú ý: Mọi sự cố về tải tập tin. Quý vị vui lòng để lại lời nhắn bên "Nhận xét của bạn" để chúng tôi kịp thời khắc phục. Cảm ơn!

Mô tả công việc nhân viên an toàn lao động


(*) Chú ý: Mọi sự cố về tải tập tin. Quý vị vui lòng để lại lời nhắn bên "Nhận xét của bạn" để chúng tôi kịp thời khắc phục. Cảm ơn!

Thư viện tài liệu XEM NHIỀU NHẤT
TOP (10) TÀI LIỆU XEM NHIỀU