28 Tháng 9
doi-voi-nhung-doanh-nghiep-vua-va-nho-co-can-xay-dung-quy-trinh-khong

ĐỐI VỚI NHỮNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CÓ CẦN XÂY DỰNG QUY TRÌNH KHÔNG?

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế nước nhà, đóng góp đến 40% GDP cả nước. Tuy nhiên, trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối mặt với áp lực từ các đối thủ nước ngoài do hạn chế về năng lực cạnh tranh.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị “lép vế” như nguồn vốn ít, thiếu chuyên môn, ít cơ hội tiếp cận công nghệ,…tuy nhiên một yếu tố quan trọng hơn cả đó là năng lực quản lý yếu kém của các CEO, các nhà quản lý.
Muốn cải thiện điều đó, những nhà lãnh đạo cần phải thay đổi về tư duy quản lý, tập trung xây dựng một quy trình vận hành doanh nghiệp bài bản và thống nhất ngay từ đầu.

Với một quy trình chuẩn chỉnh, doanh nghiệp sẽ có được:

1. Quy trình làm việc bài bản:

Quy trình làm việc thống nhất giúp nhà quản lý thuận tiện trong việc nắm bắt tình hình và phân chia công việc một cách hợp lý, tránh sự chồng chéo và cả những lỗ hổng về nhân sự. Với hệ thống bản mô tả công việc rõ ràng giúp nhân viên có cái nhìn tổng quan về công việc, nắm được mục tiêu để phấn đấu, đồng thời giúp họ bắt kịp tiến độ công việc một cách nhanh chóng nhờ những chỉ dẫn cụ thể. Sự phối hợp giữa các phòng ban cũng nhờ đó mà trơn tru và thuận lợi hơn nhờ những quyền hạn và trách nhiệm được phân rõ ngay từ đầu.

Quy trình làm việc bài bản giúp nhân viên đạt hiệu quả công việc cao hơn!
Quy trình làm việc bài bản giúp nhân viên đạt hiệu quả công việc cao hơn!

2. Hệ thống theo dõi, đánh giá chính xác, công bằng:

Một hệ thống theo dõi đánh giá vừa đơn giản, vừa sát sao sẽ giúp nhà quản lý dễ dàng hơn trong kiểm soát công việc và quản lý nhân viên. Giúp nhà quản lý đánh giá chính xác năng lực từng người, hiểu rõ điểm mạnh điểm yếu của họ, cùng với định hướng phát triển của từng cá nhân để tái phân bổ nhân sự sao cho hiệu quả. Nhà quản lý sẽ biết đưa ra một mục tiêu cao nhưng khả thi, giúp phát huy tối đa khả năng tiềm ẩn bên trong mỗi nhân viên.
Bên cạnh đó, các tiêu chí đánh giá rõ ràng với các chỉ tiêu KPI cụ thể sẽ giúp nhân viên biết được mục tiêu cần hoàn thành, tiến độ công việc đang đến đâu và tự điều chỉnh sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Thay đổi tư duy quản lý để vận hành doanh nghiệp trơn tru hơn.
Thay đổi tư duy quản lý để vận hành doanh nghiệp trơn tru hơn.

3. Chế độ lương thưởng tạo động lực cho nhân viên

Trả lương là cả một nghệ thuật, với quy trình vận hành doanh nghiệp bài bản, nhà quản lý sẽ biết cách xây dựng một chế độ lương thưởng dựa trên quan niệm coi lương như một khoản đầu tư mà không phải chi phí. Gắn lợi ích của nhân viên với lợi ích chung của cả công ty, từ đó trả lương tương xứng với năng lực và kết quả làm việc của từng người, nhờ đó tạo động lực giúp nhân viên phát huy tối đa khả năng tiềm ẩn của mình.
Một quy trình vận hành doanh nghiệp tối ưu sẽ giúp CEO nâng tầm quản lý, việc quản lý sẽ trở nên dễ dàng hơn, đẩy lùi những khó khăn và biết tận dụng tối đa những lợi thế đang có để phát triển.

A.D

Theo Trí Thức Trẻ

Nếu bạn cảm thấy tài liệu này giúp ích cho bạn, hãy nhấn  

...Hãy gửi link này cho người thân, bạn bè.

Nhận xét